Lựa chọn ngôn ngữ .
 

   
Rối nước Thăng Long đã có
Sau chuyến tham dự Diễn đàn văn hoá toàn cầu (FORUM) 2004 Barcelonavà lưu diễn thành công tại Tây Ban Nha vừa qua của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Thăng Long, người ta có thêm một “căn cứ” nữa để tự hào nói rằng: rối nước hiện nay là bộ môn nghệ thuật duy nhất của Việt Nam đi biểu diễn đối ngoại mà không phải dựa dẫm vào kinh phí hỗ trợ của Bộ VHTT. Lợi thế về một “thương hiệu” riêng nên loại hình nghệ thuật truyền thống này mang lại tiếng tăm và nguồn doanh thu cho các nghệ sỹ…

   Buổi diễn đầu tiên của Nhà  hát múa rối Thăng Long tại  FORUM 2004 kéo dài 30 phút với các tích trò 'Tễu”,  “Múa rồng, múa tiên', 'Cá bắt vịt', “Cấy cầy” thu hút gần 1 vạn  khán giảTây Ban Nha và khách quốc tế đến thưởng thức. Lượng khán giả tuyệt vời ấy là câu trả lời cho sự hấp dẫn của loại hình nghệ thuật này, ngày liên tục (từ 9/5/2004 đến tận 14/6/2004), ngày nào các nghệ sĩ  cũng đều đặn khuấy động sân khấu 3 buổi diễn là niềm động  viên cho các con rối đang nhảy nhót trong 'cái ao làng thu nhỏ'.  Ngay buổi biểu diễn “lỡ lầm" lúc 13h30 cũng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của  không tới 800 khán giả khiến Đại sứ việt Nam tại Tây Ban Nha cũng  phải vui mừng nói với các nghệ sĩ:  múa rối nước Việt Nam là sứ giả tuyên truyền. Các tích trò được thuyết  minh cùng với những lời giới thiệu mộc  mạc nhưng  hấp dẫn vẻ  lịch sử, gia lý, văn hoá truyền thống Việt Nam. Các tích trò nay lại hiện diện hàng ngày trên các hãng truyền hình quốc gia và các thành phố lớn của Tây Ban Nha, trên báo chí trong chuyên mục giới thiệu về FORUM 2004. “Thương hiệu”  sẵn có của rối nước Việt Nam càng có cơ hội được quảng bá rộng khắp. Có lẽ vì thế mà sau khi kết thúc FORUM 2004, các nghệ sỹ còn nhận lời mời đến biểu diễn 2 buổi tại thành phố Billbao trước khi trở về ngôi nhà của mình.  Ở 57 phố Đinh Tiên Hoàng, 
 
Song song với chuỗi  biếu diễn dài ngày ở Tây Ban Nha một đoàn nghệ thuật nữa của rối nước Thăng Long lại “tay xách nách mang'  phông bạt, con rối sang Thuỷ Sỹ tham gia 'Tuần lễ kinh tế -văn hoá Hà Nội tại Ginevơ', 2 buổi diễn ngoài dự  kiến lại kéo các nghệ sĩ sân khấu khi đã hoàn thành 3 buổi  diễn chính thức trước sự chứng kiến  của hàng nghìn khán giả và bà con Việt kiều. Liền sau đó họ lại khăn gói sang Đức  biểu diễn 5 buổi tại Muchen, 9 buổi tại Suttugat và 4 buồi tại hội chợ hoa Kalsuhre.  Lần đầu tiền dựng sân khấu nước ở Đức mà đã có tới 5.000 người đến cổ vũ các con rối, và đối tác Đức đã ngồi vào bàn làm việc ký kết để sang năm múa rối Thăng Long lại có mặt ở đất nước họ. Rõ  ràng rối nước không phải là loại hình nghệ thuật 'đỉnh cao' của giới thưởng thức trong nước nhưng bù lại nó là thứ nghệ thuật lạ và ưa khám phá đối với người nước ngoài mỗi khi nhắc đến Việt  Nam. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2004,  Nhà hát múa rối Thăng Long đã nắm trong tay 3,9 tỷ đồng doanh thu với 816 buổi diễn (trong đó có 44 buổi diễn miễn phí  phục vụ thiếu nhi). Vậy là thương hiệu rối nước – thứ nghệ  thuật thủ công độc đáo - đã có đà tiến vào  một thị trường rộng lớn,  chờ đợi các nghệ sĩ  “giật dây' để lướt tới. 
  Ở nước ngoài là vậy, còn ở  trong  nước  chỉ mới nói riêng ở Hà Nội  người ta đã tự xếp cho các con rối một chỗ đứng đáng giá khi nói: 'Cơm tối - rối nước'.  Chẳng  ai  khác ngoài Nhà hát múa rối Thăng Long bước vào thực hiện các đêm diễn nằm trong tour du lịch văn hoá Hà Nội - một vòng du lịch khá hấp dẫn đối với khách nước ngoài hiện nay. Nghĩa là họ còn  một góc thị trường khá lớn ở trong nước để các con rối thả sức khoe nghề,  khoe sắc điệu bên cạnh những lịch diễn thông thường của một nhà hát đã mấy chục năm nép mình bên hồ Hoàn Kiếm. Có người trong nghe điều khiển các con rối  đã nói vui rằng: 'Rối nước Thăng Long cứ như quầy hàng  đẹp đứng ở đầu khu chợ múa rối. Quả thật, họ có rất nhiều lợi thế, “thương hiệu”' đã   sẵn có  chỉ còn chờ các nghệ sĩ phát huy.  Mà điều đáng quan tâm nhất ở  đây là sự sáng tạo và chất lượng nghệ thuật của các tiết mục rối nước.

 
 

Các tin đã đăng

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet