
|
|
|
 |
Nhà hát múa rối Thăng Long được thành lập vào tháng 10/1969 với tên gọi ban đầu là Đoàn múa rối Kim Đồng. Năm 1975, đoàn được đổi tên là đoàn Múa Rối Thăng Long - Hà Nội. Năm 1993, Nhà Hát Kim Đồng khánh thành và được bàn giao cho Đoàn Múa Rối Thăng Long - Hà Nội quản lý.
. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một nhóm rối gồm 9 diễn viên tốt nghiệp trung cấp làm nòng cốt, cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay Đoàn đã có một nhà hát khang trang nằm ngay tại trung tâm thủ đô Hà Nội với 2 đội diễn gồm 22 diễn viên chính (trong đó có 4 nghệ sĩ ưu tú, 3 nghệ sĩ xuất sắc), 15 nhạc công và 5 kỹ thuật viên. Đoàn còn có một xưởng tạo hình các con rối không những dùng để biểu diễn mà còn phục vụ khác du lịch.
. Từ đầu những năm 1990, Đoàn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, với 500 buổi biểu diễn phục vụ hơn 150.000 khán giả/năm. Rối Nước Thăng Long - Hà Nội là một trong số rất ít nhà hát ở Việt Nam được mệnh danh là " Nhà hát 365 ngày đêm đỏ đèn ".
. Bên cạnh nhiệm vụ chính là phục vụ khán giả trong nước và khách du lịch, Đoàn đã đưa môn nghệ thuật rối nước Việt Nam đi biểu diễn và tham gia các liên hoan nghệ thuật quốc tế ở hơn 20 nước, từ Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, đến châu Mỹ - Latin.
. Đoàn đẫ nhận được nhiều giải thưởng, nhiều huy chương vàng, bạc và bằng khen tại các Hội diễn nghệ thuật múa rối toàn quốc và liên hoan nghệ thuật quốc tế.
. Năm 1999, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao Động hạng ba cho Đoàn và đồng chí trưởng đoàn Lê Văn Ngọ.
Một số tích trò rối nước
*1 . Chú Tễu:
Chú Tễu là hiện thân của một thanh niên nông dân khoẻ mạnh, hiền lành, ch phác, có vai trò như người dẫn chuyện trong các dịp lễ hội làng quê. Chú có nhiệm vụ khai mạc lễ hội, giới thiệu chương trình và thông báo các sự kiện đang diễn ra trong làng. Nhân vật hà này có quyền tự do nói kháy về bất cứ sự việc nào hoặc bất cứ ai. Sự xuất hiện thường xuyên của chú làm cho chú trở thành nhân vật trung gian, tạo nên sự cảm thông giữa khán giả và các nhân vật rối. Ta hãy xem cách chú Tễu tự giới thiệu mình: Tếu tôi vốn dòng trên thiên thượng
Bởi hái đào bị trích xuống trần gian,
Thấy sự đời bối rối đa đoan,
Nên tôi phải lặn lội để lo toan sự " Rối " đấy bà con ạ !
*2 . Công việc nhà nông: Tôi xin kể về đồng lúa nước, rủ bóng tre xanh ngắt quê làng,
Lưng trâu sao thổi véo von, hỡi ai còn nhớ cố hương thì về. Các công việc chính liên quan đến cuộc sống nông nghiệp được các con rối thể hiện sinh động, như cày đất, cấy lúa, tưới nước, v.v...
|
 |
 |
|
|
|
|
|