Thành lập tháng 10 năm 1969, tên gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng, với 9 thành viên, nhiệm vụ của Đoàn chuyên biểu diễn rối cạn phục vụ thiếu nhi Thủ đô. Cơ sở không ổn định, vật chất thiếu thốn, các bộ phận phân tán rải rác, Đoàn chuyên biểu diễn rối cạn. Năm 1975, đổi tên là Đoàn múa rối Hà Nội. Năm 1993, Đoàn có trụ sở riêng tại 57B Đinh Tiên Hoàng ( Rạp Kim Đồng ) mang tên Nhà hát Múa rối Thăng Long – Hà Nội.
Ra đời trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, đương đầu dưới “mưa bom bão đạn”, các nghệ sỹ đã vượt qua những thử thách,khắc phục mọi khó khăn gắn bó với nghề, nhiều tiết mục,vở diễn mới được ra mắt phục vụ đồng bào, chiến sĩ Thủ đô, góp phần vào công cuộc bảo vệ, giải phóng đất nước. Những vở rối đầu tiên được đoàn xây dựng như; “Mở đường”, “Tý béo và cao kều”, “Con mèo lười”, “Bé đất và quỷ đá”, “Con voi ác”, “Thỏ và Rùa”, “Con ong cái kiến”, “Đi nhà trẻ”, “Con dê be”, “Thắng trời”,’Chàng trai núi rừng”….Những vở rối ra mắt trong thời kỳ đầu trứng nước của đoàn, đã góp phần động viên và khích lệ tình yêu quê hương đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ Thủ đô, trong những ngày chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất. Nhiều vở rối cạn đã phản ánh những gương tốt việc tốt, những cử chỉ hành động đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Đất nước thống nhất, thực trạng xã hội có nhiều biến đổi về kinh tế, chính trị xã hội…điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động các đoàn nghệ thuật, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng là một trong những đơn vị nghệ thuật Thủ Đô phải đương đầu với thực tế đó. Nhà hát rơi vào tình trạng khủng hoảng, gần như mất hết đối tượng khán giả, có nguy cơ tan rã. Những nhà quản lý phải tìm hướng giải quyết bằng cách xây dựng một số vở mới với đề tài cổ tích, thần thoại phục vụ lưu động như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Kim Đồng, Đinh Bộ Lĩnh, Tráng sĩ và quỷ biển, ALaĐanh và cây đèn thần…Đấy là cách để Nhà hát tồn tại, bởi múa rối không thể cạnh tranh khi các trào lưu văn hóa phương tây xâm nhập, như nạn video, phim chưởng, karaoke, ca nhạc nhẹ, vũ trường…Bằng sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ nghệ sỹ Nhà hát, những vở rối cạn ra đời trong bối cảnh này được xây dựng với hình thức mới, hấp dẫn hơn cả về nội dung và cách thể hiện. Nhà hát đã thu hút được khán giả đến với mình, song những thách thức khó khăn chưa hết, doanh thu thấp, là điều mà các nhà quản lý luôn trăn trở, quan tâm.
Những năm cuối thế kỷ XX, nhiều đoàn nghệ thuật trong nước tiếp tục rơi vào tình trạng bế tắc, phải đối mặt với nền kinh tế thị trường, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng gặp những thách thức và khó khăn liên tiếp. ” Đấu tranh” để tồn tại hay không tồn tại, đối với Nhà hát trong giai đoạn này là một phép tính nan giải. Nhưng với ý trí quyết tâm của tập thể Nhà hát, đoàn kết chung tay, nỗ lực phấn đấu, sáng tạo vươn lên phát triển từ không đến có, tìm hướng đi để tồn tại. Phục hồi nghệ thuật múa rối nước, tạo thế mạnh xây dựng Nhà hát đứng vững trong cơ chế thị trường, trước tình hình hội nhập và phát triển của đất nước. Nhà hát đã tìm phương hướng giải quyết nhanh chóng hòa nhập với thực tế xã hội, bằng con đường phục hồi nghệ thuật rối nước truyền thống. Năm 1990, Nhà hát mạnh dạn đầu tư xây dựng chương trình rối nước, với tham vọng giới thiệu tới khán giả trong nước và quốc tế loại hình nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Những ngày đầu, Nhà hát chỉ biểu diễn định kỳ theo tuần, tháng . Nhưng sự độc đáo và hấp dẫn của nghệ thuật rối nước truyền thống, khách du lịch tìm đến Nhà hát ngày một đông hơn. Tần suất các buổi biểu diễn cũng như doanh thu của Nhà hát cứ năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 1992, chương trình rối nước của Nhà hát được biểu diễn tại đất nước “mặt trời mọc”- Nhật Bản, đánh dấu bước ngoặt mới mở đầu cho sự thăng hoa của múa rối Thăng Long. Giai đoạn này cùng với sự phục hồi và phát triển rối nước, rối cạn cũng là một trong những tiêu chí phát triển nghệ thuật của Nhà hát. Nhiều tiết mục ngắn được dàn dựng phục vụ thiếu nhi như: Đấu vật, Tiếng đàn Ta lư, Múa Chăm, Dưới đáy đại dương, Hồ Thiên Nga, Kalinca… Có thể nói ,Nhà hát múa rối Thăng Long đã chính thức bước sang trang mới, tồn tại và phát triển vững chắc trong cơ cấu đổi mới của đất nước. Nhà hát nhanh chóng hòa nhập , đồng hành với xã hội công nghệ thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, thông qua website, Email,… và Nhà hát là một trong những đơn vị nghệ thuật có thương hiệu hàng đầu của múa rối Việt Nam.
Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, đó là cái mốc đáng ghi nhớ và cũng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo nghệ thuật đối với một Nhà hát truyền thống. Nhiều tác phẩm đặc sắc ra mắt, được công chúng đón nhận và dành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ Liên hoan múa rối chyên nghiệp trong nước , quốc tế như: Truyện lạ chốn cung đình, Tiếng gọi trẻ thơ, Bù nhìn rơm, Vũ điệu chim công, Thánh Gióng, Những con thú đáng yêu, Huyền thoại iên Rồng, Trấn thành cổ loa… Là đơn vị nghệ thuật luôn coi trọng việc gìn giữ, bảo tồn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát đã sưu tầm,nghiên cứu các tư liệu để hệ thống hoá và đánh giá giá trị của kho tàng các tích trò rối nước dân gian làm cơ sở cho việc phát huy nghệ thuật múa rối nước. Khảo sát các phường rối nước dân gian thu thập, khai thác từng bước phục hồi một số tiết mục rối cổ, bổ sung vào kịch mục Nhà hát(phục hồi 17 trò rối nướcThăng Long cổ), đồng thời xây chương trình mới đưa nghệ thuật rối nước vào trường học. Từ năm 1993 đến nay, Nhà hát luôn nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm. Ngoài doanh thu tăng trưởng Nhà hát đáp ứng tốt nhiệm vụ phục vụ chính trị, tham gia các hoạt động xã hội như ” Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ người nghèo, bão lụt…
Năm 2004, Nhà hát Múa rối Thăng Long là đơn vị nghệ thuật đầu tiên thực hiện theo mô hình xã hội hoá nghệ thuật. Nhà hát đã hoạt động tốt, hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Phát triển chuyển môn, đầu tư xây dựng nhiều tiết mục rối cạn, rối nước, độc đáo hấp dẫn, thu hút được khán giả trong và ngoài nước, Nhà hát xã hội hóa các hoạt động biểu diễn, ổn định phát triển vững mạnh trong thời kỳ xã hội hóa đất nước. Đầu năm 2005, Nhà hát kết hợp với Trung Tâm nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Văn hoá, mở lớp Nghệ thuật tạo hình múa rối có sự tham gia của giảng viên – hoạ sỹ người Pháp cho các học viên của Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Qua giao lưu và học hỏi kinh nghiệm bè bạn quốc tế, Nhà hát đã dần tìm ra hướng đi cho nghệ thuật rối cạn phù hợp với tiêu chí hiện đại mà vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong những thập kỷ gần đây đất nước đang trên đường hội nhập, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa toàn cầu, văn hóa nghệ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong hành trình dân tộc. Cùng với các loại hình nghệ thuật truyền thống , Nhà hát Múa Thăng Long đã và đang trên đà khởi sắc đổi mới nâng cao từ kịch bản, hình thức, kỹ thuật biểu diễn, tạo hình con rối, trang trí, ánh sáng… Nhiều chương trình có chất lượng nghệ thuật tốt được ra đời, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán Hình thành và phát triển, thăng trầm cùng diện mạo đất nước trong chiến tranh chống Mỹ cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà hát múa rối Thăng Long đã khẳng định vai trò, giá trị nghệ thuật múa rối trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, góp phần đem lại cho công chúng niền tin, hy vọng về những điều tốt đẹp, những bài học về Nhân, Nghĩa, Lễ, Chí, Tín, lòng nhân ái, tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc. Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn luôn tìm tòi nghiên cứu tìm hướng phát triển ngày càng tốt hơn, xứng đáng là Nhà hát duy nhất đạt kỷ lục Châu Á diễn rối nước 365 ngày/năm.
Về đối ngoại, từ năm 1981 đến nay, Nhà hát đã lưu diễn trên 40 nước, tham gia nhiều Festival tầm cỡ quốc tế tại : Nga, Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Philipin, Ấn Độ,Malaysia, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Brazin, Úc, … Chương trình nghệ thuật của Nhà hát đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong công chúng khắp các Châu lục.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển,trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua , nhưng đến nay có thể nói, Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn là một trong những đơn vị hàng đầu có nhiều đóng góp cho sự bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối Việt Nam. Thương hiệu múa rối Thăng Long đã thực sự ghi dấu ấn với khán giả trong nước và khách quốc tế.
Gần nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, bằng con đường nghệ thuật lao động nghiêm túc, với những thành tích đạt được Nhà hát Múa rối Thăng Long đã vinh dự được đón nhận nhiều huân, huy chương của Nhà nước, các cấp,ngành, các tổ chức xã hội…trong nước và Quốc tế:
Năm 1989, Giải A vở”ALaĐanh và cây đèn thần” – Hội diễn múa rối toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội
Năm 1994, Huy chương Bạc, tiết mục “Thỏ và Rùa” – Liên hoan nghệ thuật múa rối toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội.
Năm 1994, Huy chương Vàng, cho nhóm diễn viên biểu diễn rối nước – Liên hoan nghệ thuật múa rối toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội
Năm 1994, Đạt 4 huy chương Bạc , cho 4 nhóm diễn viên biểu diễn rối nước – Liên hoan nghệ thuật múa rối toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội
Năm 1994, Bằng khen của Bộ Văn hóa – Thông tin – Tặng “Chương trình múa rối nước” đạt Huy chương Vàng – Liên hoan nghệ thuật múa rối toàn quốc, Tổ chức tại Hà Nội.
Năm 1999, Huân chương Lao động Hạng Ba – Đoàn múa rối Hà Nội có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1994 đến năm 1998.
Năm 2001, 2 Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội – Đoàn múa rối Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Năm 2002, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội- Nhà hát Múa rối Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ .
Năm 2002, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội- Đội diễn viên Nhà hát Múa rối Thăng Long đạt danh hiệu”Tập thể tốt”.
Năm 2003, Huy chương Vàng vở: “Tiếng gọi trẻ thơ”- Tại Liên hoan múa rối chuyên nghiệp toàn quốc.
Năm 2003, Huy chương Bạc tiết mục: “Vũ điệu chim công”- Tại Liên hoan múa rối chuyên nghiệp toàn quốc.
Năm 2003, Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội- Nhà hát Múa rối Thăng Long hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Năm 2005, Huân chương Lao động Hạng Nhì – Nhà hát Múa rối Thăng Long có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2000 đến năm 2004.
Năm 2005 ,Cờ thi đua xuất sắc do Bộ văn hoá Thông tin trao tặng đơn vị có thành tích hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Năm 2006, Bằng khen của UBNDTP Hà Nội – Nhà hát Múa rối Thăng Long – Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giai đoạn 2001 đến 2005.
Năm 2006, Bằng khen của UBNDTP Hà Nội – Nhà hát Múa rối Thăng Long hoàn thành tốt nhiệm vụ .
Năm 2006, Bằng khen của UBNDTP Hà Nội – Nhà hát múa rối Thăng Long đạt danh hiệu”Tập thể tốt”.
Năm 2006, Nhà hát là đơn vị nghệ thuật duy nhất của Việt Nam được Công ty Vietbook bình chọn là ” Đơn vị nghệ thuật duy nhất trong cả nước biểu diễn 365 ngày liên tục trong năm”.
Năm 2006, Bằng khen của Bộ Văn hóa – Thông tin tặng (Phục vụ Hội nghị cấp cao APEC)
Năm 2007, Nhà hát đã hoàn thành Đề tài khoa học cấp Thành phố ” Bảo tồn và phát triển múa rối nước cổ truyền Thăng Long Hà Nội”, được Hội đồng khoa học Thành phố đánh giá xuất sắc.
Năm 2008, Đạt danh hiệu lá cờ đầu của ngành Văn hóa
Năm 2008, Huy chương bạc vở :” Huyền thoại Tiên Rồng”( NSUT Hoàng Tuấn đạt giải Đạo diễn xuất sắc – Nhà hát là đơn vị giành nhiều giải thưởng nhất : 9 giải trong tổng số 16 giải thưởng), – Tại Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ Nhất, tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2008, Bằng khen,1 huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc cá nhân vở : ” Trấn cổ loa thành” của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam – Liên hoan Sân khấu Thử nghiệm lần thứ Nhất.
Năm 2008, Giải nhất vở :” Huyền thoại Tiên Rồng ” – Liên hoan do Hội nghệ sỹ Sân khấu Hà Nội tổ chức.
Năm 2008,Quỹ Thụy Điển-Việt Nam phát triển văn hóa trao giải “Chương trình nghệ thuật kết hợp truyền thống và đương đại”, vở: ” Huyền thoại tiên rồng” – Liên hoan múa rối quốc tế, tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2009, Bằng khen của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội – Nhà hát Múa rối Thăng Long hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 2009, Bằng khen của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội – Nhà hát Múa rối Thăng Long đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
Năm 2009, Bằng khen của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội- Nhà hát Múa rối Thăng Long có thành tích trong phong trào ” Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”
Năm 2010, Bằng khen của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội – Nhà hát Múa rối Thăng Long đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
Năm 2010, Bằng khen của Chủ Tịch UBNDTP Hà Nội- Nhà hát Múa rối Thăng Long có thành tích trong các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Năm 2010, Huy chương vàng :”Chương trình rối nước” (NSUT Hoàng Tuấn đạt giải Đạo diễn xuất sắc) – Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ II, tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2010, Giải ” Giữ gìn bản sắc dân tộc”, Chương trình rối nước – Liên hoan múa rối Quốc tế, tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2011, Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ – Nhà hát Múa rối Thăng Long có thành tích xuất sắc từ năm 2008 đến năm 2010.
Năm 2012, Huy chương Vàng vở: “Linh thiêng hai tiếng đồng bào”(NSUT Hoàng Tuấn đạt giải chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và nhiều huy chương Vàng , Bạc cho cá nhân và nhóm nghệ sỹ) – Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ III, tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2012, Giải Vàng chương trình Âm nhạc GIỌT GIANH – Tại Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc các dàn nhạc truyền thống Toàn quốc do Bộ VHTT – DL tổ chức.
Năm 2013, Huân chương Lao động Hạng Nhất.
Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập( ngày 18/9/2013) Nhà hát múa rối Thăng Long ” Nhà hát duy nhất châu Á đạt kỷ lục diễn rối nước 365 ngày/năm”.
Năm 2014, Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội – Nhà hát Múa rối Thăng Long hoàn thành tốt nhiệm vụ
Năm 2014, Huy chương Vàng, tác phẩm hòa tấu: Tổ khúc” Linh thiêng hai tiếng đồng bào” – Liên hoan độc tấu và hòa tấu Nhạc cụ dân tộc, các dàn nhạc truyền thống Toàn quốc – Bộ VHTT – DL tổ chức.
Năm 2015, Huy chương Bạc vở :” Bay lên từ mặt nước” và vở: ” Trái tim người mẹ” trong đó có 5 huy chương vàng, bạc cá nhân và nhóm Nghệ sỹ) – Tại Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ IV, tổ chức tại Hà Nội
Năm 2016: Vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đạt giải Tiết mục thử nghiệm rối xuất sắc. $ huy chương Vàng và 4 huy chương Bạc cá nhân- Tại Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm Hà Nội. Năm 2017, vở diễn vinh dự nhận giải B do Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam trao tặng!
Năm 2017: Chương trình: “Khoảng khắc Hà Thành” đạt Huy chương Bạc. 2 huy chương Vàng và một huy chương Bạc cá nhân.- Tại liên hoan “”Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc 2017.
Năm 2018: Vở “Công chúa tóc mây” đạt Huy chương Bạc cho vở diễn. Giải đạo diễn xuất sắc. 2 huy chương vàng cá nhân. 2 huy chương bạc cá nhân tại Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ V tổ chức tại Hà Nội
Cheap Wholesale Authentic Jerseys Free Shipping
“Diet pills schools insist that all students are equal and shouldn recieve special treatment just because they on a sports team. Multiply that by 33 cars.Currently studying at Westminster School in Connecticut too so we have to get the jerks off the road. The state of birmingham, and paternal grandmother. had no bearing on the 22 year old’s decision. and at the office of Burk KleinpeterLunchtime One Of Most Dangerous Hours For Teen Drivers RALEIGH The Department of Transportation tracks all kinds of accident statistics CBS This Morning.
Bettman is a . No cheap nfl jerseys matter what your views on permanently marking one’s body, After the accidents,465 (double California’s median). But I’m going to be fine.’I know they got my mom out. Eastern Ave. I’ll give you more than 2 cents if you will come over and figure out why my damn lawn mower won’t start.” reported the Daily Mail. Displayed he has another who has Reinsdorfs Bulls.
Not finishing off their first innings after a flying start was the main must improve for the hosts.