Lựa chọn ngôn ngữ .
 

 

 

   

Chương trình tiết mục rối nước khá phong phú, bao gồm :

- Các trò ca ngợi cái thú làm ruộng, chăn vịt, đánh cá, dệt cửi, xay lúa, giã gạo ....

- Các trò vui chơi giải trí lành mạnh bổ ích như đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo cây, lộn thang, múa lân, múa rồng, đánh kiếm.

- Các tích trò nêu gương anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi.

- Các vở chèo,vở tuồng như  Thị Mầu lên chùa, Lưu- Nguyễn nhập Thiên thai, Tây du, Sơn Hậu, Tam quốc ...

Tiết mục rối nước ngắn gọn, phản ánh một cách ước lệ nhưng chân thực cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của người Việt,

Trò xưa thường diễn không lời, khi nền văn học dân tộc phát triển đã đem đến cho các tiết mục rối nước thêm lời giáo, lời hát.

Quân rối nước được tạo hình bằng loại gỗ nhẹ, dai thớ như cung, vông ... vốn rất sẵn quanh các bờ ao, và sơn bằng nhựa cây sơn (rahus succédanéa) chuyên dùng sơn thuyền được trồng nhiều ở vùng trung du phía Bắc, đây là những pho tượng, những công trình sáng tạo đặc sắc của các nghệ nhân điêu khắc gỗ dân gian, sơn mầu đất nâu, biển biếc, rừng xanh - mùa của tranh làng Hồ - giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, vừa trữ tĩnh,điều khiển từ xa bằng hai loại máy: dây và sào với các bàn máy đơn giản hay phức hợp, các hệ thống cọc, các dây lớn dây nhỏ, cây cứng dây mềm, các sào gỗ, sào tre...

Nghệ nhân rối nước phải đứng ngâm nửa mình trong bùn nước sau mành cửa buồn trò điều khiển quân rối làm trò đóng kịch ngoài xa.

            Xưa rối nước thường diễn ban ngày và chủ yếu với nhạc gõ như trống, mõ, phèn la, não bạt, ... và các âm thanh mạnh như pháo, ốc, tù va.

            Lời giáo, lời trò đều lấy từ ca dao, dân ca,... hay trích trong các vở kịch hát dân tộc.

                        Nhà hát rối nước là một nhà hát ngoài trời, gồm:

            Một: buồng trò, dựng giữa ao, hồ, che kín, có mành treo cửa trước che nghệ nhân đứng sau điều khiển.

            Hai: sân khấu, khoảng mặt nước trước mành dài rộng 4m x 4m, hai bên có lan can thấp kéo từ hai nhà nanh hai bên, nơi quân rối hoạt động.

            Ba: nơi người xem, khoảng bờ, bãi, sân trước và hai bên sân khấu dưới bóng cây trồng quanh ao, hồ.

            Nhà hát rối nước là phần địa điểm chủ yếu của ngày hội, trong khu vực diễn ra các trò vui (đánh vật, chọi gà...), giải trí (hàng quán, ...), nơi trưng bày nghi tiết hội (cờ, lọng, tàn, quạt, trống, chiêng, phướn, nêu, đèn,...), nên người xem rối nước đắm mình trong không khí náo nức, rộn rã, tưng bừng, ... và quang cảnh rực rỡ, mời gọi, ... của hội hè.

 
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet