Lựa chọn ngôn ngữ .
 

 

 

   

Ở Việt Nam, nhân vật trên sân khấu rối rất phong phú, là những nhân vật trong các truyện cổ tích , thần thoại như Lý Thông, Thạch Sanh, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Phù Đổng ... đến các nhân vật hiện đại như Cu Tý, bé Rồng, Anh bộ đội kéo pháo, v...v.... Hơn nữa trên sân khấu múa rối những loài động vật, thảo mộc ... đều có thể trở thành nhân vật sân khấu có một đời sống sinh động và phong phú. Có thể nói sân khấu rối chấp nhận mọi sự tưởng tượng phong phú. Các con rối đã biến sự tưởng tượng thành "hiện thực", không có biên giới ngăn cách cái thật và cái giả ... vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã gọi sân khấu rối là "Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ".
Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1122 (tương đương với thời Tống, Trung Quốc) trong đó, có đoạn viết về  Kim Ngao.

"ở giữa sóng, một con rùa vàng nổi, lưng đội ba hòn núi. Rùa lội rù rờ trên mặt nước, lộ vân trên vỏ và rè bốn chân. Chuyển mắt nhìn lên bờ, miệng thì phun nước lên bến. Quay đầu hướng tới ngai vua mà cúi đầu chào..."
(Dẫn theo Hoàng Xuân Hân - Lý Thường Kiệt, tập Ii)
Chúng ta đều biết các vua nhà Lý rất sùng Phật và ưa thích điềm lạ, đặc biệt là những chuyện rồng lên, rồng hiện, rồng ấp, rồng nằm. Niên hiệu của các vua Lý cũng vương vấn ít nhiều đến con rồng : Long Thụy Thái Bình, Long Chương thiên tự, Long Phù Nguyên Hoá, Chính Long Bảo ứng, Trị Bình Long ứng ... Thậm chí vào đời Lý Thánh Tông, có người dâng voi trắng, nhà vua bèn đổi niên hiệu là Thiên huống bảo tượng (trời cho voi báu).

Từ năm 1010 đến năm 1225 triều Lý, rất nhiều lần các quan và trăm họ tiến dâng lên các loại rùa ba chân, sáu mặt, rùa năm sắc, rùa trắng ... Lại có cả những con rùa trên mai có chữ như : Thiên thư họ thị thánh nhân vạn tuế, Nhất thiên vĩnh thánh, Vương dĩ công pháp, Vương dĩ bột phương, Thiên tử vạn niên ... vậy mà các vua Lý vẫn chẳng lấy thế làm điềm lạ, vẫn chỉ xếp các loại rùa ấy vào hạng tầm thường như chim sẻ trắng, hươu trắng, hươu đen, trâu thay rằng, nhựa nhiều cựa ...

Trong khi các vua quý trọng rồng thì dân gian lại yêu thích rùa. Vì trong tâm thức nhân dân, còn rùa tuy chậm chạp nhưng gan góc, ở nước cũng được, ở cạn cũng được, chịu được đói, chịu được khát, có thể mang trên mình được sức nặng lớn, lại sống lâu.

Rùa vàng (Kim Quy) lại mang trong mình nó lời phán truyền của thần linh về lịch số :"Thời Đào Đường, nước Việt thường dâng con thần Quy nghìn tuổi, trên lưng có nét chữ khoa đẩu, ghi chép từ thời mở đóng (vũ trụ hình thành) đến nay, vua liền sai chép lấy, gọi là lịch rùa" (Từ Hải, mục từ Quy lịch)
Đào Đường (2357 - 2258 TCN) là thời Nghiêu Thuấn, Việt Thường là một bộ nằm trong nước Văn lang thời cổ đại. Khoa đầu nghĩa đen là con nòng nọc, chữ khoa đẩu là loại chữ đơn giản rất xưa, lúc đầu dùng để ghi ngày, về sau, dùng ghi năm và tính lịch.
Những điều ghi chép trên chứng tỏ rằng thời xa xưa, trong các loại vật thường gặp, con rùa vàng đã được nhân dân ta nâng lên hàng linh vật ,  nó luôn gắn bó với con người và dần dần trở thành thần bảo vệ của đất nước (xem chuyện An Dương Vương xây thành ốc và Triệu Quang Phục làm mũ đậu mâu). Rùa trở thành Thanh Giang thần (lễ hội làng Nhội, Thụy Lôi, Đông Anh, hàng năm vẫn có lệ rước thần này).

Con rùa vàng được miêu tả trong bia tháp Sùng thiên điện linh chính là hình tượng rùa vàng còn soát lại sau hơn một nghìn năm là bạn và là thần linh của dân Việt.

Khi nhà Lý lên, sùng bái rồng, thì dân ta đem hình thức nghệ thuật có sẵn ra mừng vua mới theo tinh thần "có gì vui nấy", chưa đưa ngay hình tượng rồng vào hầu vua được. Các vị vua mê đắm con rồng này, cũng chấp nhận được một dâu hiệu của lòng thành kính.

Sự có mặt của rồng vàng trong múa rối nước thời ấy là một bằng cớ chứng tỏ rằng hình thức nghệ thuật này có thể xuất hiện từ rất lâu rồi.

 

 
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet