Lựa chọn ngôn ngữ .
 

 

 

   
Quá trình hình thành và phát triển Rối  
Rối là một "nghệ thuật sân khấu biến cách" chuyên sử dụng các con giống, các tượng gỗ, các lốt giả trang, ... làm trò, đóng kịch trên sân khấu. Các công cụ nghệ thuật này được gọi chung là quân rối, là cơ sở vật chất và kỹ thuật của nó, vốn là sản phẩm của nghệ thuật tạo hình. Cơ sở diễn xuất của nó là từ trò diễn xướng dân gian.

 

Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật rối Việt Nam từ trước kỷ nguyên Đại Việt còn nằm trong suy đoán của các nhà nghiên cứu. Hai nguồn tư liệu bi ký và sử sách hiện có chứng minh khá rõ tình hình hoạt động rối ở Việt Nam từ thế kỷ thứ X trở lại đây. Định đô ở Thăng Long, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thật sự vững mạnh, ý chí tự cường, tự chủ dân tộc được xác lập. Trên cơ sở việc xây dựng cung điện chùa tháp ... thợ thủ công giỏi được tập trung, tay nghề được nâng cao, tài năng nảy nở, thúc đẩy các nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc phát triển. Để biểu dương công đức và quyền uy, nhiều hội hè đình đám như hội mừng khánh thành công trình, hội chùa, hội đền, hội kén hoàng hậu, hội mừng sinh nhật vua ... được tổ chức với nhiều trò hay, trò lạ. Nghệ thuật rối có từ trước đã gặp nhiều thuận lợi để phát triển.

Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi :"Tân Dậu năm thứ 12 (1021) mùa xuân tháng Hai, lấy ngày sinh nhật làm tiết Thiên Thành, lấy tre kết làm ngọn núi Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, trên núi làm hình chim bay muông chạy muan vẻ kỳ lạ, lại sai người bắt chước tiếng cầm thú làm vui, để ban yến cho bầy tôi ...". Những "quân rối chim muông" ở đây đã bay, đã chạy và đã có người bắt chước tiếng cầm thú làm vui. Trò rối đã diễn có động tác và lời. Ta chưa biết trò diễn ở đây bài bản ra sao, nhưng cũng không xa lạ với trò rối cạn mà Nguyễn Công Bật tả trong bia Sùng Thiên Diên Linh dựng năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai 91121) tại chùa Long Đội Sơn (Đội Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) :"Lại có hai toà lầu hoa, trong treo chuông vàng, khắc chú tiểu mình mặc áo nâu sồng, vặn máy ngầm giờ vồ lên đánh, nghe vỗ bao gươm mà đứng nghiêm quay mặt, nhìn thấy Thánh minh mà khom cật cúi đầu, ...".

 

Loại quân rối kiểu chú tiểu đánh chuông này ra ta cũng gặp trong "cô vũ nữ bằng sắt múa may" và "thằng người gỗ đánh tróng" trong thơ của nhà sư Phan Trường Nguyên.

Vậy là ngay từ đầu thời Lý (1010 - 1225) đã có quân rối nam, quân rối nữ bằng gỗ, bằng sắt múa may, đánh trống, đánh chuông.

Nhưng thú vị hơn là lúc này quân rối nước cũng có mặt và hoạt động sôi nổi. Quân rối nước rùa vàng phun nước (kim ngao) khá lớn đã xuất hiện trong sóng nước sông Lô (sông Hồng), được mô tả như sau : ..."Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn, phơi mai vàng để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững. Liếc mắt nhìn bờ, hé môi phun bến. Ngửa trông mũ miện nhà vua, cúi xét bầu trời lồng lộng, trông vách dựng chao leo, dạo nhà Thiều réo rắt ..." Rồi trên lưng rùa vàng từ cửa động mở ra, các quân rối cạn sắm vai nàng tiên xuất hiện múa khúc "gió về", hát bài "ca vận tốt", chim quý từng đàn ca múa, hươu lành từng bầy nhảy nhót ...
"Sân khấu rùa vàng" này sau đó lại được kéo lên bờ để vừa diễu hành vừa làm trò.
 
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet