Mới chỉ bước qua nửa năm 2004 đã diễn ra biết bao hoạt động giao lưu văn hoá sôi động của hàng chục đoàn nghệ thuật dân tộc Việt
Nam được mời sang tham dự biểu diễn tại nhiều Festival quốc tế khắp thế giới. Nhưng có lẽ, múa rối nước - bộ môn sân khấu dân gian mang đậm bản sắc văn hoá Việt được lưu truyền từ cả ngàn năm nay đã thực sự gây ấn tượng chinh phục được đông đảo công chúng sành thưởng thức nghệ thuật sân khấu các nước .
Từ hơn mười thế kỷ trước được nuôi dưỡng và hình thành trong không khí hội hè đình đám, những buổi diễn xướng sử thi chốn làng quê châu thổ sông Hồng. Các trò diễn múa rối nước vui nhộn phản ánh sinh hoạt đời sống lao động của những người nông dân Việt Nam đã dần dần trở thành một bộ môn độc đáo trong sân khấu dân gian nước ta, luôn gắn liền với sông nước. Sử cũ còn ghi lại, kể từ lúc rời đô về Thăng Long vua Lý Thái Tổ đã đặt lệ thi bơi chải hàng năm trên sông Cái và năm nào ông cũng ngự giá ra xem bơi thi . Cho tới nay, tấm bia Sùng thiện diên linh ở Long Sơn (núi Đọi, huyện Duy Tiên, Nam Hà ) được dựng vào năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông có lẽ đã ghi nhận một chứng tích xa xưa nhất đáng tin cậy về cảnh trình diễn múa rối nước đời nhà Lý, về các trò: múa tiên, múa phượng rùa vàng phun nước quá quen thuộc với chúng ta ngày nay.
Cùng với nhiều chùa chiền được xây dựng đời Lý, người ta cũng thấy các nhà thủy đình (nơi giành riêng cho việc biểu diễn múa rối nước) đã có mặt khá sớm để phục vụ dân chúng mỗi dịp hội hè đình đám thôn quê (như khu vực chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Tây). Thời nhà Trần, một sứ thần của triều Nguyên là Trần Phú khi sang thăm nước ta đã ghi lại rằng vua Trần mở tiệc đãi khách ở kinh thành cùng với việc tổ chức những trò vui “có trò leo dây, múa rối”. Chắc chắn, để có thể đưa vào biểu diễn phục vụ trong cung đình với những trò diễn kỹ xảo tinh vi ở thời lý, thời Trần sử sách ghi lại múa rối nước phải được ông cha ta sáng tạo, gây dựng trong dân gian trải nhiều thế kỷ trước.
Ngày nay ngoài những phường rối nước cổ truyền ở Nguyên Xá (Thái Bình) Nam Chấn (Hà Nam), Đào Thục (Hà Nội) Quốc Oai (Hà Tây) đang lưu giữ hàng trăm trò diễn đặc sắc truyền lại qua nhiều đời nghệ nhân múa rối nước thực sự trở thành bộ môn sân khấu dân tộc độc đáo trong chương trình biểu diễn của nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của nước ta ở nhiều thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng. Huế. Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm hàng chục vạn lượt du khách quốc tế thăm Việt Nam đều coi thưởng thức nghệ thuật múa rối nước như một nhu cầu khám phá tìm hiểu rõ hơn về bản sắc văn hoá độc đáo Việt Nam. Nhà hát múa rối nước Thăng Long với rạp hát ven Hồ Gươm là điểm diễn luôn sáng đèn quanh năm với con số kỷ lục cao nhất nước ta hiện nay: hơn 900 buổi diễn múa rối nước phục vụ du khách hàng năm .
Kể từ năm 1984 bằng chuyến xuất ngoại biểu diễn lần đầu tiên giao lưu văn hoá dân tộc của múa rối nước cổ truyền Việt Nam đến nay đã 20 năm trôi qua hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài tham dự các Festival sân khấu quốc tế đạt hơn 40 quốc gia ở khắp các châu lục Âu, á, Mỹ, úc, Phi, của những nghệ sĩ múa rối nước Nhà hát múa rối Trung ương Việt Nam, Nhà hát múa rối Thăng Long. Đoàn Nghệ thuật múa rối Hải Phòng. Đoàn Nghệ thuật múa rối Thành phố Hồ Chí Minh và các phường rối cổ truyền luôn gây sự bất ngờ, niềm thán phục cho khán giả bạn bè quốc tế bớt chương trình biểu diễn độc đáo tài nghệ điều khiển khéo léo những con rối trên mặt nước. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều coi đó là hiện thân của những sứ giả văn hoá mang tình yêu, hạnh phúc và sự thanh bình đến với đất nước họ: Ngay trong dịp tháng 5 năm 2004 chương trình múa rối nước của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Trung ương cũng đã gây được tiếng vang tại Liên hoan nghệ thuật Quốc tế ở Marôc, Croatia, maxédoan. . . Nhà hát múa rối nước Thăng Long cũng vừa tham gia biểu dlền thành công tại các Festivan quốc tế Forurn ' Barcelona 2004 ở Tây Ban Nha. Tuần lề văn hoá Hà Nội tại Giơ ne vơ- Thụy Sĩ. . . Đặc biệt diễn đàn văn hoá toàn cầu với quy mô hoành tráng tổ chức tại thành phố phố Barcelona - Tây Ban Nha đựơc khai mạc (từ ngày 8-5-2004, quy tụ hơn 1000 nghệ sĩ của 47 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp dến từ khắp các quốc gia đã thực sự trở thành một ngày hội liên hoan nhiều nền văn hoá đa dạng, rực rỡ sắc màu hàng vạn người tham dự trong đó có cả nhà vua hoàng hậu và hoàng gia Tây Ban Nha Forum ' Barcelona 2004 diễn ra trong một khu vực 15 hecta có 39 điểm trình diền, sân khấu khu vui chơi giải trí gian hàng triển lãm. Nhà hát múa rối Thàng Long 1 do Nghệ sĩ Lê Văn Ngọ làm trưởng đoàn vinh dự được ban tổ chức mời tham dự biểu diễn chương trình múa rối nước cổ truyền Việt Nam liên tục ngày 3 buổi diễn tại khu 1 sân khấu ngoài trời có sức chứa khoảng 800-1000 khán giả. Cùng với nhiều chương trình nghệ thuật phong phú của các nghệ sĩ nước chủ nhà và nước khác những trò diễn múa rối nước độc đáo của Nhà hát múa rối Thăng Long đã được ban tổ chức đánh giá cao về sự thành công thu hút được đông khán giả nhất với 95 buổi diễn liên tục (từ 8- 5 đến 20-6-2004) cho khoảng gần 100.000 người xem tại diễn đàn Văn hoá Toàn cầu Barcelona 2004 và thành phố Bilbao ' Tây Ban Nha.
Trong Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Sân khấu thế giới tại ITI lần thứ 30 tổ chức Tampico - Mexico dịp đầu tháng 6-2004 ngài Manfred Beiharz - Chủ tịch Hiệp hội Sân khấu thế giới - khi chúc mừng NSND Trọng Khôi – Trưởng đoàn đại biểu sân khấu Việt Nam từ Đại hội đã khẳng định. Với một bề dày lịch sử sân khấu phát triển từ truyền thống đến hiện đại, sự đa dạng về mặt thể loại biểu diễn sân khấu đặc biệt sự đóng góp vào kho tàng sân khấu thế giới bộ môn múa rối nước cổ truyền độc đáo như một sứ giả văn học Việt Nam thực sự xứng đáng bước vào Ngôi nhà Sân khấu thế giới.