Lựa chọn ngôn ngữ .
 

   
Ông Giám đốc bên Hồ Gươm

    Đó là  nghệ sĩ Lê Văn Ngọ, Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long, một nhà hát có địa điểm ở 57 phố Đình Tiên Hoàng, con phố trung tâm bên Hố Gươm lịch sừ và huyền thoại. Tôi buộc phải gọi ông Ngọ là doanh nhân bởi lẽ, ông cũng đang lãnh trọng trách như một chủ doanh nghiệp tức là phải lo đầu vào, đầu ra thì Nhà hát múa rối Thăng Long mới tồn tại trước cơ chế thị tưrờng muôn hình muôn vẻ.
     Và đã bao đêm khi Hà Nội lên đèn, những ánh đèn màu rực rỡ làm hình nhà hát lung linh trên mặt nước Hồ Gươm ông Ngọ đứng nép mình bên cửa soát vé nhìn dòng người tây có, ta có hối hả vào nhà hát, Rồi đến khi họ xem xong ông cũng đứng đó cảm nhận những gương mặt đầy vui tươi của họ sau khi được thưởng thức một "đặc sản" của văn hoá truyền thống Việt Nam.
      Cách đây hơn 10 năm, nơi Nhà hát múa rối Thăng long rộn rã, lộng lẫy hôm nay còn sập xệ và bụi. Rối nước, rối cạn  vẫn chủ yếu là "dùng trong nhát.' Không cần quảng cáo, không cần diễn vì đã có cấp trên ở sở  Văn hoá Thông tin Hà Nội cũng đề ra nhiều phương án để cứu nơi này nhưng cũng chỉ “ném đá ao bèo” bởi  nguyên nhân chính cho rối sống được cũng chưa có ai dám đặt bút ký.  Hiện trạng này đã theo cảnh địa điểm diễn lý tưởng  mà rối nằm xó, diễn viễn phải tìm nghề khác kiếm sống, bản thân ông Ngọ lúc đó cũng ngày tần tảo thức khuya, dậy sớm, không quản mưa dầm, gió rét đi đưa bánh phở và nuôi gia đình. Ông Ngọ tâm sự “Tôi yêu nghệ thuật sân khấu từ bé, với năng khiếu bẩm sinh của chất giọng khá chuẩn, nhưng thời đó (1971) để được vào một đoàn nghệ thuật ca múa nhạc không phải dễ.. Tôi đã được tuyển vào hát minh hoạ cho các tiết mục ở đây và hình như đây cũng là cái duyên của tôi để tôi cứ dần dần mê mẩn những con rối, bao nhiêu lần có rất nhiều nơi mời tôi sang đó, hoặc bảo tôi bỏ nghề cho dễ sống hơn. Tôi vẫn không nghe mà vẫn một lòng một dạ “yêu” rối.
       Thế rồi, đã dấn thân cho “tình yêu” của mình, ông đã không quản ngại, với bao khó khăn thường nhật để xin lãnh đạo cho đi học nghề. Ông đi học nghề. Sau một thời gian ngắn, cùng với sự chỉ của các thấy cùng các đồng nghiệp, Lê Văn Ngọ đã đi từ vai trò diễn viên đến trợ lý đạo diễn rồi trưởng đoàn phụ trách chuyên môn. Tài năng và trình dộ của ông ngày càng được nhân lên và  khẳng định xong những “con rối” vẫn đứng yên chưa được hoạt động vì  chẳng có ai xem. Vào thời điểm 1985 khi đất nước đã có những mở cửa, rối Việt Nam cũng bắt đầu xuất ngoại và đời  sống diễn viên cũng đã khá dần lên nhưng đó là điều chỉ có ở các phường  rối nước truyền thống được giáo sư Trần Văn Khê khi dậy và giới thiệu ở các nước Đông Âu – còn Rối Thăng Long vẫn tắt đèn chờ cơ chế'. Ở hoàn cảnh đó chàng trai trẻ Lê Văn NGọ với quyết tâm cháy bỏng làm sống lại những con rối đã tiếp cận với các  phường rối được xuất ngoại để học hỏi  kinh nghiệm để tìm ra  cách sống cho rối Thăng  Long. Rối để lấy ngắn nuôi dài, ông đã cùng lãnh  đạo  nhà hát xin phép cơ quan chủ quản các đầu video đi chiếu phim ở các vùng xa để lấy tiền xây dựng chương trình rối nước, một loại hình rối độc đáo của Việt Nam được khách quốc tế hâm mộ, ông Ngọ bảo: 'Mình vốn sinh ra là để làm nghệ thuật, phải lao vào mưu sinh cho rối cũng buồn lắm nhưng tiết làm sao khi đề án chương trình được duyệt không có kinh phí. Thế là lòng yêu nghề cứ thôi thúc mình "cái khó ló cái khôn" là vậy. Nhưng những buổi "'lấy ngắn nuôi dài" đó cũng không sao bù đắp được kinh phí cần thiết cho một chương trình rối. Vì ngoài con rối còn đi theo bao đạo cụ như  thuỷ đình, trang trí và rối nước lại ngấm đòn thất bại vì "lực bất tòng tâm". Lê Văn Ngọ lại đi vào những trăn trở, suy tính tìm lối ra. Nhiều đêm khi mọi người đã về hết, ông ngồi lại nhận những con rối sơn son thiếp vàng đàng lắt lẻo dưới ánh đèn ở góc sân khấu  ông thấy như những mũi dao đâm vào trái tim nghệ sĩ của ông.  Những con rối vô tri vô giác nằm kia như níu kéo ông, thôi thúc ông  đưa  nó sống lại dưới ánh đèn sân khấu. Ông từng kể lại: Giai đoạn 1987 - 1988 là giai đoạn bĩ cực nhất cuộc đời ông và các anh chị em nghệ sĩ trong đoàn rối không bao giờ quên được bởi nó đánh dấu một thời kỳ bi thương nhất đối với cuộc đời hoạt động nghệ thuật của họ. Lúc đó, khi loại hình video đang lên ngôi thì các loại hình nghệ thuật khác đều bị ảnh hưởng riêng Đoàn rối Thăng Long lại lâm vào tình trang thê thêm hơn. Đoàn không bán vé được buổi biểu diễn nào, 1/2 nghệ sĩ trong đoàn đã chuyển  ngành toàn đoàn chỉ còn lại có 9 nghệ sĩ tâm huyết với nghề. Thêm vào đó đoàn còn mang nợ đến 7 cây vàng của vị giám đốc cũ để lại, đạo cụ rối, phông màn đều cũ hỏng hoặc bị đem bán 9 nghệ sĩ còn lại hàng ngày vẫn đến cơ quan để chờ có được buổi biểu diễn. Thời gian còn lại họ vẫn sống bằng những nghề tay trái như bán phở, rán quẩy. Trước tình hình đó, sở Văn hoá đã lần lượt cử 3 cán bộ từ trên sở xuống và họ lại lần lượt ra đi vì không thể vực dậy được một đoàn nghệ thuật quá “rách” trong thời buổi kinh tế thị trường. Và có lẽ cũng vì duyên nghiệp mà tôi đã vượt qua bao lời ngăn cản để tự mình đưa đơn xin được lãnh trách nhiệm đạo đoàn rối vượt qua cn bĩ cực này. Lúc đó nhiều người cười nhạo coi thường và thách thức ông. Còn nhiều người  tâm huyết với nghệ thuật lại động viên ông đảm nhận chức phận này để "cứu rối". Cũng chẳng biết từ lúc đó với động lực gì và cơ sở nào mà ông đã liều lĩnh cam. kết: "Hãy cho tôi thời hạn 3 tháng để tôi vực lại đoàn, nếu không được tôi xin từ chức còn ông lại có lý về sự liều lĩnh đó.  Lúc đó nhìn thấy hoàn cảnh anh chị em sống rất khổ, nghệ thuật mà bao nhiêu năm họ tập luyện cứ phi vứt xó không được sử dụng ông thấy thật đau lòng, ông cha từng làm quản lý về kinh doanh.  Cũng chẳng thích chức quyền, nhưng ông cũng định hướng được là mình sẽ làm những bước như thế nào để vực đoàn 1 đứng lên. Thêm vào đó,  anh chị em lại động viên  muốn ồng đứng lên lãnh  đạo họ vợt qua "cơn bĩ  cực” này. Và ông đã được những đồng nghiệp ủng  hộ. Lúc đó ông đã có ý  thức về cổ phần hoá  doanh nghiệp rối", hô hào mọi  người cùng đóng góp đế trả nợ và xây dựng những "sản phẩm mới", ông bảo: "Chẳng hiểu sao lúc đó mọi người còn khó khăn 'lắm mà cũng xoay sở được mỗi người một chỉ vàng để đóng cổ phần". Bản thân ông lại còn tìm mọi cách để có được 20OO USD đóng góp vào chia sẻ cùng anh em. "Gái có công, chồng không phụ” tâm huyết và công sức của ông Lê Văn Ngọ cùng các diên viên nghệ sĩ của đoàn đã được ghi nhận Rối Thăng Long đã được nhiều người  biết đến nhất là các em thiếu nhi. Đã có “đơn đặt hàng" cho rối, ông nói: để có được  kết quả ban đầu như trên chúng tôi cũng phải tính đến việc quảng bá thương hiệu của mình cũng phải đầu tư quảng cáo, rồi biểu diễn miễn phí, mới có được "người tiêu dùng". Từ thất bại của chương trình biểu diễn rối nước lần trước tôi luôn trăn trở đi tìm nguyên nhân, bởi tôi hiểu đoàn rối phải làm một cái gì đó để bứt phá lên thì mới có tiếng vang, doanh thu với tăng lên được. Điểm mới lạ chỉ có thể chương trình rối nước, bởi rối cạn đã có Nhà hát múa rối trung ương "đụng hàng rồi. Tôi đã đi thăm dò dư luận, khách nước ngoài, các đơn vị tổ chức biểu diễn và cuối cùng cũng tìm được ra nhược điểm khiến chưng trình thất bại. Đó là đoàn biểu diễn các tiết mục cổ chuyền nhưng lại cải biên theo hướng mới quá, sự kết hợp âm nhạc chưa đem lại hiệu quả. Cũng những năm đầu này, ông đã đảm nhận được vai trò là đạo diễn chương trình nhiều tiết mục dàn dàn dựng đã có tiếng vang trong nước và quốc tế , đoạt được các giải thưởng lớn tại cáccuộc thi, các cuộc liên nghệ thuật rối...  đáng nói “thương hiệu": Nhà hát múa rối Long đã được nhiều nước trên thế giới biết tới năm 1992 đến nay nhà hát đã mang “múa rối” đi diễn ở hơn 30 quốc gia trên thế giới.trong nhiều quốc gia rất khó tính như Pháp, Canada, Tây Ban Bỉ, và Hoa Kỳ. Điều đáng nói ở đây là múa rồi Việt Nam không chỉ là sứ giả cho tình hữu nghị mà còn là thông điệp khẳng định tài năng của Việt Nam với nghệ thuật truyền thống được gìn giữ và phát triển. Đồng thời từ những chuyến lưu diễn đó, đời sống của nhiều diễn viên nhà hát càng được nâng cao, hiện nay Nhà hát múa rối Thăng Long có doanh thu cao nhất trong các đơn vị ngành văn hoá ở Hà Nội. Về những chuyễn biểu diễn ở nước ngoài, ông Ngọ kể lại: “Thực ra mỗi lần mang rối xuất ngoại chúng tôi đều đã có tromg mình một niềm tự hào về truyền thống của nghề cha ông. Chỉ mong sao múa rối ngày càng có những dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và họ hiểu hơn về đất nước con người Việt Nam. Để làm được điều này chúng tôi luôn xác định phải đảm bảo tuyệt đối “chất lượng sn phẩm”, cho dù mỗi tiết mục đều được đánh giá cao và nhiều quốc gia đã “nghiện” rối nước Việt nam cứ mời chúng tôi biểu diễn từ 3-5 xuất diễn một ngày mà chưa đáp ứng kịp. Song điều đáng nói ở đây là chúng tôi không chỉ tạo được niềm tin ở “chất lượng sản phẩm” mà còn đảm bảo an ninh trong các chuyến lưu diễn, đến nay chúng tôi chưa có một ai bỏ đoàn ở lại nước ngoài. Cho dù nhiều lần biểu diễn chúng tôi bị những lời mời ở lại, thậm chí bị chống phá do một số kẻ xấu là người Việt lưu vong. Ông Ngọ đã phải vất vả khá nhiều cho mỗi chuyễn đi, lo đầu vào, nơi diễn, giá vé, lỗ 11 lãi nhân sự... rồi như nói cũng phải tiếp thị, bởi vì nói gì thì nói đây cũng là làm ăn kinh tế, đòi hỏi có người xem mới "sống được". Sự trải nghiệm cho sự sống lại của Rối Thăng Long đã cho ông bài học như vậy ông bảo: "Tiếp thị - nghĩa là phải luôn quảng bá hình ảnh của đoàn ra công chúng trong và ngoài nước để họ thấy chúng tôi luôn đổi mới luôn trân trọng sự quan tâm của họ. Chúng tôi tiếp thị cả ra nước ngoài thông qua các đại sứ quán. Thậm chí, nhân những chuyến đi lưu diễn, chúng tôi cũng in sách để quảng cáo một bộ môn nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Tôi luôn tìm mọi cách để tiếp thị tên tuổi của đoàn. Như thế nghệ sĩ Ngọ xuất phát từ mỗi trăn trở của nghề múa rối cũng có trong mình "cái máu" cũng như "cái chất" của doanh nhân với thị trường từ lúc nào không hay.
      Còn mới đây, ông vừa “phôn" cho tôi trong niềm vui khôn tả để kể về chuyến đi biểu diễn múa rối miễn phí tại thành phố Điện Biên nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ông bảo: Mình như trẻ lại và càng yêu nghề hơn trước sự cổ vũ của khán giả nơi đây và biết bao ánh mắt rạng rỡ của các em nhỏ lần đầu tiên múa rối, ông lại khoe sắp tới nhà hát lại lên đường tham gia biểu diễn tại hai thành phố  Barcelona và Bilbao của Tây Ban Nha trong Diễn đàn Văn hoá quốc tế toàn cầu lần thứ 1 với sự tham gia của hn 2000 nghệ sĩ của 47 đoàn nghệ thuật quốc tế đại diện cho các nền văn hoá đa dạng của hơn 20 quốc gia đến từ khắp các châu lục. Nghệ sĩ giám đốc Lê Văn Ngọ là vậy niềm vui vì sự phát triển trong nghề là vậy, yêu hết mình cho nghề một niềm vui vô giá đối với ông cho dù có được niềm vui đó, ông cũng phải chịu đựng và vượt qua những sóng gió của cuộc đời và con số biết nói: Năm 2003, tổng số buổi biểu diễn của đoàn đạt 1.357 buổi. Trong đó tại nước ngoài 880 buổi số lượt người xem lên tới 280.000 người của nhà hát múa rối Thăng Long là một minh chứng cho những niềm vui trong sáng đó. Và đêm nay cũng như bao đêm khi xuất diễn cuối cùng trong ngày đã kết thúc, Giám đốc Lê Văn Ngọ lại bước qua đường ngồi bên hồ ngắm nhìn những con sóng mơn man vỗ bờ, in hình nhà hát của ông.
Còn ông đang nghĩ suy để tìm ra những điều mới làm cho rối nước ngày càng rạng rỡ.

 
 

Các tin đã đăng

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet