Lựa chọn ngôn ngữ .
 

   
Chú Tễu trên đất Thăng Long

  Nếu nói Nhà hát múa rối  Thăng Long vì ưu thế  là có trụ sở nằm ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm (trên đường Đinh Tiên Hoàng) nên dễ thu hút khán giả thì cũng chỉ đúng một phần. Bởi ở ngay trung tâm thủ đô, một vài đơn vị  nghệ thuật cũng có nhà hát nhưng đâu phải đơn vị nào cũng lôi kéo được khán giả. Đã đành sân khấu là nghệ thuật tổng hợp, muốn hấp dẫn khán giả phải là sự thành công của nhiều khấu và Nhà hát múa rối Thăng Long đã làm được điều ấy. Vẫn chương trình múa rối nước cổ truyền, ấy vậy mà đỏ đèn quanh năm. Những đoàn khách quốc tế, khách du lịch: những người xa xứ trở về quê hương, học sinh..., lịch diễn gần như  kín cả tuần, các nghệ sĩ nhà hát lại mang những trò diễn sinh động, hấp dẫn ra phục vụ khán giả. Năm nào nhà hát cũng biểu diễn vài trăm đêm là vượt chỉ tiêu doanh thu. Đặc biệt năm 2003, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch SARS, giảm một số lượng lớn  khách du lịch nhưng nhà hát vẫn biểu diễn tại rạp được 1 .036 buổi và 80 buổi tại nước ngoài với doanh thu 6,5 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch năm là 1 14%. Nghệ sĩ đã sống được bằng nghề. Bây giờ thì bói không ra nghệ sĩ nhà hát chạy chợ bán hàng rong.  Nhân cách, tài năng  nghệ sĩ được bộc lộ trong biểu diễn là hạnh phúc của các nghệ sĩ  Nhà hát múa rối Thăng Long. Thế nhưng  cũng không ít tiếng phàn nàn về việc nhà hát chỉ mải lo  phục vụ khách quốc tế mà không chú ý tới khán giả trong nước.  Nhưng nói đi thì phải nói lại sân khấu là của công chúng. Người nghệ sĩ biểu diễn chỉ biết bằng tài năng tâm huyết của mình mang cái hay cái đẹp của nghệ thuật đến với khán giả, bất kể đó tây hay ta  miễn là có hiệu quả xã hội.
   Năm  2003 là năm có nhiều hoạt động nổi trội của nhà hát. Tại cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc 2003 vừa qua, nhà hát đã xây dựng một chương trình rối cạn với những tiết mục đặc sắc: Tiếng gọi trẻ thơ, Bù nhìn rơm, Múa chim công và đạt huy chương vàng tiết mục rối khăn Tiếng gọi trẻ thơ, Huy chương Bạc tiết mục Chim công. Trong dịp tham gia những ngày văn hoá Hà Nội tại Tây Nguyên, các nghệ sỹ đã tới tận vùng sâu vùng xa của Đăklăk, Lâm Đồng Gia Lai, Plâyku để biểu diễn. Sau mỗi buổi buổi biểu diễn, nhà hát đã trao quà cho học sinh nghèo vượt khó với tổng  trị giá 2 triệu đồng và tặng đoàn rối Đăklăk toàn bộ đạo cụ, con rối vở Bù nhìn rơm. Những ngày cuối  năm này, nhà hát đã có thể mừng vui cùng chú Tễu.

 
 

Các tin đã đăng

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet