Lựa chọn ngôn ngữ .
 

   
Hạnh phúc với tiếng gọi trẻ thơ
Tại Liên hoan nghệ thuật Múa rối chuyên nghiệp toàn quốc 2003 (Hà Nội), đêm diễn của Nhà hát Múa rối Thăng Long đã chinh phục được Ban giám khảo, bạn nghề cùng những khán giả mến mộ bộ môn nghệ thuật Múa rối: ấn tượng nhất là tiết mục rối khăn: Tiếng gọi trẻ thơ… Sân khấu bỗng tràn một màu đen huyền ảo, xuất hiện giữa không gian ấy là hai vuông khăn trắng mềm mại.Thoắt cái nó trở thành hình tượng một chàng trai và một cô gái... Và câu chuyện đơn giản dễ hiểu nhưng đậm chất múa rối đã hấp dẫn khán giả đến kỳ lạ. Tác giả và đạo diễn là Giám đốc Nghệ sĩ Lê Ngọ.

      Lấy lý tưởng từ điệu nhẩy của những  chiếc khăn - tiết mục rối tạp kỹ của Bungari  tác giả và đạo diễn Lê Ngọ đã đưa người xem đến với một câu chuyện tình yêu, gia đình... Chuyện muôn thuở mà trẻ con xem cũng hiểu, người lớn xem cũng cần. Nhưng sự kỳ diệu ở đây lại là đã bộc lộ được vẻ đẹp lung linh của sức sáng tạo nghệ thuật. Điều kỳ lạ của tình  yêu, sự sáng tạo của người nghệ sĩ  đã tạo cho nhân vật của mình một tâm hồn. Đôi trai gái yêu nhau hạnh phúc, cưới nhau, sinh con... rồi chán nhau, cãi nhau... và tiếng gọi cha, gọi mẹ của trẻ thơ đã làm thức tỉnh trái tim người lớn. Những tiếng vỗ tay trầm trồ thích thú, sự nín lặng chăm chú theo dõi cùng những bó hoa tưoi thắm là niềm hạnh phúc với Lê Ngọ.
        Lê Văn Ngọ là một trong những người Hà Nội gốc, từng là diễn viên của Đoàn Ca múa Hà Nội, tham gia tốp ca nam trong những năm 1970- 1971. Năm 1972 anh chuyển sang Đoàn Múa rối Hà Nội, trở thành một nghệ sĩ hát cho rối. Từ đó, do anh có nhiều điều kiện được tiếp xúc với những khán giả nhí nên tình yêu niềm vui đã thúc đẩy Lê Ngọ tự học thêm, vừa học vừa tham gia biểu diễn. Anh cũng đã từng là tổ phó, tổ trưởng phụ trách đội diễn viên Múa rối, rồi năm 1985 là phó Đoàn phụ trách nghệ thuật và luôn là người có nhiều đóng góp trong các chương trình kịch mục và góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Ba lần tham gia Liên hoan  Múa rối chuyên nghiệp là ba lần  anh đều giành HCV. Đó là các năm: 1981 vở đầu tiên Lê Ngọ làm đạo diễn - Alađanh và cây đèn thần (tác gi Đăng Tiến), năm 1994 đạo diễn chương trình Múa rối nước cổ truyền, năm 2003 là tiết mục rối khăn Tiếng gọi trẻ thơ, vừa là tác giả và đạo diễn.
     Nhớ lại năm 1987 nhiều khó khăn..., anh là người tự nguyện xung phong đứng ra làm Trưởng đoàn Lê Ngọ đã khôi phục múa rối cạn, bằng  mọi cách tiếp cận với khán giả và nhất là đã được sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà hát Tuổi trẻ (ngày đó là bà Hà Nhân và Phạm Thị Thành) để biểu diễn những chương trình miễn phí tại Nhà hát Tuổi Trẻ Công viên Lê Nin. Bên cạnh đó Lê Ngọ còn đi xuống các phường rối  như Đào Thục (Đông Anh), Nam Chấn (Nam Hà), Nguyên Xá (Thái Bình)... để mở cửa và phát triển mở rộng cho bộ môn nghệ thuật múa rối. Rồi đó còn là những ngày tháng 10 của các năm 1991 - 1992, trong cái rét của tiết trời Hà Nội nhưng Lê Ngọ vẫn  cùng anh chị em đến với khán giả ở Đền Ngọc Sơn. Phải nói rằng ở Lê Ngọ đã đúc kết được tính cách , tinh thần của người nghệ sĩ - chiến sĩ với một lòng quyết tâm: nhất định Múa rối Hà Nội phi chiếm lĩnh và có ấn tượng trong khán giả. Và như để khẳng định ý chí của anh cùng tập thể nghệ sĩ của nhà hát, năm 1992 lần đầu  tiền đoàn xuất ngoại biểu diễn ở Nhật Bản. Để rồi từ thành công vang dội đó, tên tuổi của Nhà hát đã tới Hàn Quốc, Tiệp Khắc... Còn Lê Ngọ, anh vẫn luôn khiêm tốn và tự hào khẳng định đó là thành tích của nhà hát, là sự cố gắng nỗ lực của cả một tập thể anh chị em diễn viên. Tiếp xúc với anh - một Giám đốc thật bình dị dễ gần mà rất ít nói về mình, anh  chỉ nói về công việc, đến nghề đến nhà hát, anh chị em diễn viên và luôn mong muốn sân khấu múa rối tiếp cận với khán giả, để Múa rối Thăng Long mang nét riêng đậm  chất Hà Nội. .
    30 năm trong nghề, hơn 10 năm làm Trưởng đoàn rồi làm Giám đốc, hiện nay 60 người của Nhà hát Múa rối Thăng Long  đều tự hào khi họ sống được bằng chính nghề của mình. Lê Ngọ vẫn canh cánh một điều: nào xắp xếp tổ chức, rồi dự án đào tạo lớp trẻ Chuẩn bị kỷ niệm năm ngày thành lập nhà hát ,người Giám đốc tâm huyết vẫn trăn trở là làm sao có được  cả 2 cơ sở để biểu diễn rối  cho thiếu nhi, những người chủ tương lai của đất nước mà với nghệ thuật múa rối là loại hình rất cần, không thể thiếu vì Giám đốc - Nghệ sĩ Lê Văn Ngọ  người nghệ sĩ luôn nghĩ và hướng tới vì Tiếng gọi trẻ thơ.

 

 
 

Các tin đã đăng

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
© 2003 Copyright by Thang Long water puppets theatre - Design by Vietnet