Vào những ngày đầu tháng Ba này, ở đại bản doanh 57B Đinh Tiên Hoàng của Nhà hát múa rối nước Thăng Long dường như đang bận rộn hẳn lên trước một chuyến đi công tác được các nghệ sĩ rất háo hức chờ đợi. Họ chuẩn bị vượt suối, ngược đèo, leo dốc.. . đến với đồng bào miền Tây Bắc được sống trong không khí hào hùng, sôi động của dịp lễ hội kỷ niệm năm mới năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Một nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với tập thể nghệ sĩ múa rối Thăng Long là phối hợp cùng nhiều đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp khác của Sở Văn hoá Hà Nội tham gia biểu diễn phục vụ hàng vạn khán giả trong khuôn khổ của (Tuần lễ văn hoá Hà Nội tại Điện Biên Phủ) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 21-3-2004 bằng hai chương trình nghệ thuật; múa rối nước cổ truyền và múa rối cạn.
Trong lúc bộ phận kỹ thuật lo chuẩn bị thật kỹ càng máy móc, bể nước lưu động, nhà thuỷ đình, máy nổ... để có thể chủ động xuống luu diễn trong bản thôn của đồng bào Thái miền Tây Bắc, nhiều nghệ sĩ trẻ dưới sự chỉ dẫn của các bậc đàn anh, đàn chị vẫn miệt mài tập luyện các tiểu phẩm quen thuộc từng đem lại Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong Liên hoan múa rối chuyên nghiệp toàn quốc 2003 cho Nhà hát như:'Tiếng gọi trẻ thơ'. 'Múa chim công' cùng với hơn mười lăm trò diễn rối nước quen thuộc như : Múa tiên, Múa rồng, Long Ly Quy Phượng, Cáo bắt vịt, Câu cá… Năm ngoái, chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối nước Thăng Long tham dự 'Những ngày văn hoá Hà Nội tại Tây Nguyên lần đầu tiên đưa chú Tễu đến với công chúng cao nguyên phương Nam, đã để lại nhiều ấn tượng rất thành công về bộ môn nghệ thuật sân khấu cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo này của Thủ đô.
Năm 2004, mặc dù dịch bệnh SARS hoành hành gây thiệt hại nhiều về tài chính ở nước ta nhưng Nhà hát múa rối , (NHMR) Thăng Long vẫn đảm bảo 1.036 buổi diễn trong nước và 80 buổi diễn nước ngoài, đạt doanh thu 6,5 tỉ đồng. Đầu năm 2004 khi dịch bệnh cúm gà xuất hiện cản trở nhiều khách du lịch đến Việt Nam thì NHMR Thăng Long 'vẫn 'tưng bừng' với nhiều hoạt động.
Từ 'tín hiệu' vui đầu năm '
Đầu năm trong khi nhiều Nhà hát đang 'quay cuồng' không biết sẽ phải tính ra sao để kéo khán giả lại gần hơn (thì NHMR Thăng Long lại 'xúng xính' liên tục tăng các suất diễn trong ngày. Ông Lê Văn Ngọ - Giám đốc NHMR Thăng Long tâm sự: 'Tôi rất vui vì lượng khách đến rạp xem múa rối ngày càng khả dĩ. Đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong nước. Đầu tháng 2 vừa qua, lần đầu tiên các nghệ sĩ của NHMR Thăng Long đã vinh dự được biểu diễn cho Chủ tịch nước Trần Đức Lương và phu nhân cùng Quốc vương và hoàng hậu Thuỵ Điển. Các quan khách trong và ngoài nước đều tỏ ra thích thú khi xem các tiết mục và có đánh giá rất tốt về môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này...' ' Lâu nay, đã có không ít ý kiến lo lắng về nguy cơ bộ môn nghệ thuật rối bị người dân xa lánh thì việc trở lại của khán giả Hà Thành cũng như công chúng từ một vài thành phố khác như : TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh... thời gian gần đây được xem như một tín hiệu mừng cho các nghệ sĩ nói chung , ban lãnh đạoNHMR Thăng Long nói riêng. Như vậy, từ nay trở đi xem như phía NHMR thăng Long không phải ‘’băn khoăn' quá nhiều về 'đối tượng' phục vụ của mình mà chỉ cần tập trung nhiều vào các vở diễn sao cho đặc sắc, hấp dẫn người xem cho đến việc lo chương trình. Hiện nay bên cạnh lịch biểu diễn dày đặc trong tuần, các nghệ sĩ NHMR Thăng Long đang ráo riết chuẩn bị chương trình để tham gia Festival tại Tây Ban Nha vào đầu tháng 5. Festival này có sự góp mặt của 40 đoàn Quốc tế: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Nhật Bản, ý. . . Đây là dịp tốt để bản sắc văn hoá của người Việt được giới thiệu và giao lưu với các nước khác trên thế giới. Tiếp sau, cuối tháng Ba, đoàn Rối nước Thăng Long cùng với một số tiết mục múa rối đã từng đạt thành tích cao trong năm 2003 như múa rối lụa 'Tiếng gọi trẻ thơ ' (HCV Liên hoan múa rối nước toàn quốc 2003), múa rối ren 'Múa chim công' (HCB). Sau khi 'hoàn thành' nhiệm vụ tại 2 chương trình quan trọng trên, khoảng đầu tháng 7, các nghệ sĩ của Nhà hát múa rối Thăng Long sẽ tập trung nhiều cho tiết mục rối cạn. Theo ông giám đốc thì việc phổ cập loại hình rối là mục đích cũng như định hướng phát triển của nhà hát trong năm nay. 'Nếu không có gì thay đổi thì từ tháng 8 'chiến dịch' rối cạn của Nhà hát múa rối sẽ được tung ra thị trường và đối tượng trước tiên chúng tôi 'nhắm' vào là các em thiếu nhi...' ông Ngọ bộc bạch. Xen kẽ trong các chương trình đã được định sẵn trong năm đoàn múa rối nước Thăng Long cũng sẽ tiếp tục công việc “truyền thống” của mình là đi nhiều xuống các quận, huyện, các xã, thị trấn để phục vụ đông đảo quần chúng. Hy vọng năm 2004, rối nước Thăng Long tiếp tục 'bội thu' và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lòng công chúng trong và ngoài nước.